4 ngành học đứng đầu nước Mỹ hiện nay

Nên chọn ngành gì khi đi du học Mỹ là câu hỏi chung của rất nhiều du học sinh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những lời khuyên khi chọn ngành học cũng như một số ngành học đứng đầu tại Mỹ để giúp bạn chọn lựa ngành học phù hợp hơn.

Du học Mỹ nên lựa chọn ngành học theo 2 tiêu chí sau:

1. Theo thế mạnh của bản thân: Hiểu rõ các ưu điểm của bản thân là rất quan trọng để lựa chọn ngành học. Sinh viên đôi khi lựa chọn ngành học theo chỉ dẫn của bố mẹ hoặc theo xu hướng thời đại. Điều này đã hạn chế khả năng thiên bẩm hoặc sự tự tin của cá nhân về điểm mạnh của mình.

2. Khả năng tài chính của gia đình: Việc đi du học của sinh viên hiện nay phần lớn do gia đình tài trợ, rất ít sinh viên nhận được học bổng của chính phủ hay các tổ chức, công ty. Do vậy việc xem xét nguồn ngân sách là rất quan trọng. Sinh viên không thể hy vọng đi làm trong quá trình học để trang trải học phí và phí sinh hoạt. Đánh đổi điều này là kết quả học tập giảm sút. Chính vì vậy gia đình cần cân đối và lên kế hoạch về tài chính đảm bảo con em mình không quá lo lắng về tài chính trong quá trình đi học.

Như vậy để định hướng đúng ngành học hay công việc cha mẹ và học sinh nên trả lời những câu hỏi như: khả năng thiên bẩm và điều quan tâm trong cuộc sống của học sinh là gì? Chuyên ngành học đó có cho học sinh một công việc thu nhập tốt trong tương lai không? Khả năng thành đạt của bạn sau khi hoàn thành chương trình học như thế nào?

Du học Mỹ: 4 ngành học đứng đầu nước Mỹ hiện nay

Du học Mỹ: 4 ngành học đứng đầu nước Mỹ hiện nay

Khi đã trả lời được câu hỏi trên thì việc hoạch đinh thời gian, chiến lược, lựa chọn ngành học, bậc học và trường học khi đi du học là điều không quá khó khăn. Hiện nay phần đông ý kiến của các nhà tư vấn về nhân sự cho rằng sự thành đạt hay thành công của một con người là làm được tốt một công việc. Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là công cụ tuyển dụng. Biết khai thác hết năng lực tiềm ẩn cá nhân và hết mình vì công việc thì thành công sẽ đến.

4 ngành học đứng dầu nước Mỹ

1. Hóa và dược phẩm: Công nghiệp dược phẩm là một trong những ngành có nhiều đóng góp nhất cho GDP của Mỹ. 10 công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là Dow Chemical, Dupont, ExxonMobil, Huntsman Corp., General Electric, BASF, Chevron-Philips, PPG Industries, Equistar Chemicals và Shell Oil. Ngành công nghiệp này luôn phát triển khá ổn định trong thời điểm khủng hoảng tài chính.

Tại sao bạn nên học ngành dược tại Mỹ? Khi học tập và nghiên cứu ngành hóa và dược phẩm tại Mỹ, ngoài việc được cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này, sinh viên còn có cơ hội được thực tập tại các phòng thí nghiệm hiện đại nhất trên thế giới với đầy đủ các trang thiết bị, cũng như tham gia vào chương trình thực tập (co-op) tại các tập đoàn hàng đầu tại quốc gia này.

2. Quản trị kinh doanh: Nước Mỹ luôn là điểm đến hàng đầu của những nhà quản trị trong tương lai bởi đây là nơi đã đào tạo hàng trăm nhà lãnh đạo hàng đầu cả các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, cũng như các doanh nghiệp hàng đầu tại các quốc gia.

Tại Mỹ, case study (bài tập tình huống) là những điều không thể thiếu trong chương trình học cho các nhà quản trị tương lai. Từ những thành công hay thất bại của các doanh nghiệp sẽ được đề cập trong case study. Nhiệm vụ của sinh viên sẽ là phân tích bài sự thành công hay thất bại dựa trên các lý thuyết chuyên ngành đã được cung cấp và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Đây là cách học mà rất nhiều các quốc gia hàng đầu về giáo dục đã áp dụng để giúp sinh viên phát triển tối đa khả năng phân tích và tư duy của mình, cũng như giúp sinh viên bước đầu làm quen với những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh.

Ngoài những bài tập tình huống, sinh viên còn có cơ hội tham gia các buổi talk-show cùng những nhà quản lý hàng đầu tại các doanh nghiệp, lắng nghe chia sẻ và bí quyết làm lên thành công của họ; những buổi field trip tới các doanh nghiệp; và một điều tuyệt vời nhất bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai.

3. Ngành y và ngành chăm sóc sức khỏe: Chính phủ Mỹ hàng năm đầu tư hàng trăm triệu đô cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân của mình, đây cũng là một trong những nội dung phát triển bền vững tại quốc gia này. Ngành này đã đem lại 3.2 triệu việc làm cho người dân nước này trong thời kì từ 2006 đến 2016.

Các khóa học về Chăm sóc sức khỏe tại các trường đại học ở Mỹ thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe, dựa trên các kiến thức nền tảng sẵn có để xây dựng những hiểu biết vững chắc hơn về các khái niệm và các kĩ năng thực tiễn. Đây cũng là khóa học được nhiều sinh viên lựa chọn để giúp họ định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp, vì tỷ lệ thất nghiệp tại ngành nay là rất thấp với mức lương rất hấp dẫn từ 50.000 USD đến 80.000 USD một năm.

4. Thiết kế máy tính, thông tin truyền thông: Sự mở rộng của Internet không dây, truyền thông số và dữ liệu đã tạo nên nhiều thị trường mới mẻ. Cơ hội việc làm trải rộng ra các lĩnh vực lập trình, kĩ sư máy tính, hệ thống phân tích, phân tích dữ liệu truyền thông và kĩ sự thông tin.

Tại Mỹ, các trường cao đẳng và đại học kết hợp với các công ty máy tính và công nghệ hàng đầu đặt tại Hoa Kỳ (như Intel, Microsoft, Apple, Google) thiết kế chương trình thực tập cho sinh viên (bao gồm sinh viên quốc tế). Được làm việc và trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn công nghệ và máy tính hàng đầu thế giới là điều mong ước của sinh viên và là điểm cộng hoàn hảo trong C.V của các bạn. Đây chính là lí do nước Mỹ luôn thu hút các sinh viên yêu thích ngành này đến đây học tập.

Ngoài ra các ngành học về hàng không, kế toán – tài chính, nông nghiệp cũng như xây dựng cũng đang rất thu hút sinh viên quốc tế. Có thể thấy những mỗi ngành học đều mang lợi cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu và cơ hội thực hành tại các doanh nghiệp hay các tổ chức. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập tại môi trường năng động, sinh viên còn có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp các bạn phát triển và hoàn thiện các năng của bản thân.

Một số tiêu chuẩn vào các trường Đại học tại Mỹ

Điều cần biết về tiêu chuẩn tuyển sinh các trường USA Ở Mỹ, mỗi trường đều có chính sách và tiêu chuẩn tuyển sinh riêng. Thông thường sinh viên phải tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 12 năm) mới có thể nộp đơn xin học. Để tiếp tục học cao học thì sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân. Những sinh viên này phải đạt điểm khá trở lên, đặc biệt trong những môn chuyên ngành. Đối với các chương trình đào tạo thạc sỹ như thạc sỹ về Quản trị kinh doanh MBA thì kinh nghiệm về những lĩnh vực có liên quan sẽ là một lợi thế lớn.

Lựa chọn các trường trung học tốt có yếu tố quyết định đến đầu vào tới các trường đại học lớn ở Mỹ

Yêu cầu tài chính khi du học Mỹ: Khi xem xét về việc đi học ở Mỹ thì bạn cần phải có kế hoạch về tài chính (học phí và chi phí sinh hoạt) cho toàn bộ khoá học). Những chi phí này ở các trường khác nhau thì khác nhau. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở các vùng khác nhau cũng khác nhau. Nhìn chung, chi phí trung bình thực tế cho một năm học đại học là 20.000 USD. Tổng chi phí này hàng năm dự kiến tăng lên khoảng 5%.

Yêu cầu ngoại ngữ khi du học Mỹ: Khi học tại Mỹ thì ngoài việc giao tiếp hàng ngày, bạn cần phải có đủ vốn tiếng Anh để có thể tham gia giờ học trên lớp, hiểu bài giảng của các giáo sư, đọc sách, thi và viết luận trên lớp. Do vậy, trình độ tiếng Anh là rất cần thiết. Một cách tốt nhất để đánh giá trình độ của mình là tham dự kỳ thi tiếng Anh cho người nước ngoài (TOEFL) ít nhất 1 năm trước khi có ý định đi học. Phần lớn các trường đại học đều yêu cầu thang điểm từ 500 đến 550. Còn chương trình cao học thì mức điểm thường là từ 550 đến 600.

Du học Mỹ: những kỳ thi đã được chuẩn hoá

Những kỳ thi này thường nằm trong tiêu chuẩn tuyển sinh của trường.

TOEFL (Test English As a Foreign Language): bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc dành cho những sinh viên mà ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh, áp dụng cho cả sinh viên đại học và cao học. Chương trình kiểm tra áp dụng cho tất cả các kỹ năng: nghe, ngữ pháp, đọc hiểu, viết và từ vựng.

SAT I: Reasoning test (Bài Thi Chung) Nhiều trường đại học ở Mỹ yêu cầu điểm thi này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này gồm phần thi toán và đọc hiểu.

SAT II: Subject Test (Bài Thi Theo Môn) Sinh viên có thể chọn 1, 2 hoặc 3 môn trong 20 môn khác nhau. Chỉ một số ít trường đại học yêu cầu sinh viên nước ngoài phải thi bài này.

GRE: Graduate Record Examination General Test (Bài Thi GRE Chung) điểm thi GRE là yêu cầu của các chương trình cao học không phải kinh doanh. Bài thi này bao gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và phân tích logic. Điểm thi này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có kế hoạch xin học bổng.

GRE: Graduate Record Examination Subject Test (Bài Thi GRE Theo Chuyên Ngành) Chỉ có một vài chương trình cao học yêu cầu sinh viên phải thi bài thi này và thường chỉ trong chuyen ngành chính của sinh viên. Bài thi có cho 16 ngành khác nhau.

GMAT: Graduate Management Admission Test. Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sỹ hay tiến sỹ ngành kinh tế đều yêu cầu điểm thi bài này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, toán và phân tích, suy luận.

Đối tác & Thương hiệu