Hành trang du học Mỹ đầy đủ nhất cho sinh viên

Hành trang du học Mỹ đầy đủ nhất cho sinh viên

 

Hành trang du học Mỹ: Du học Á Châu gửi đến Quý Phụ huynh và Học sinh bài viết về hành trang du học tại Mỹ đầy đủ và chuẩn nhất.

Đây là những thông tin cực kỳ bổ ích được đúc kết từ kinh nghiệm của du học Á Châu dành cho những bạn đang có ý định hoặc chuẩn bị lên đường du học tại Mỹ, do bài viết hơi dài nên các bạn có thể in ra và làm thành tập tài liệu hành trang du học Mỹ nho nhỏ cho riêng mình nhé.

Tổng quan những nội dung trong bài viết:

I. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC MỸ:

1. Thủ đô

2. Thời tiết và khí hậu

3. Phương tiện giao thông

4. Văn hóa

5. Hệ thống giáo dục

6. Thông tin giải trí

7. An ninh tại Mỹ

8. Những ngày Lễ của Mỹ

9. Các trang web hữu ích

II. HÀNH TRANG DU HỌC MỸ:

1. Chuẩn bị trước khi khởi hành

2. Chuẩn bị hành lý

a) Hành lý xách tay

b) Hành lý ký gửi

3. Những vật dụng được phép và không được phép mang theo

4. Những việc cần làm tại sân bay

a) Quá cảnh

b) Nhập cảnh Mỹ

c) Nhận hành lý

5. Làm quen với cuộc sống mới

– Gọi điện thoại về nhà

– Mở tài khoản

– Ngân hàng

– Mua sắm

– Bảo hiểm

6. Các địa chỉ hữu ích

» Xem thêm tất tần tật về hồ sơ, thủ tục du học tại Mỹ

du học mỹ 2015, hành trang du học mỹ, công ty du học mỹ uy tín

Bây giờ thì chúng ta hãy bắt đầu khám phá nước Mỹ và lên đường du học Mỹ nhé:

I. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC MỸ (HOA KỲ):

Nước Mỹ (Hoa Kỳ) nằm ở Bắc Mỹ là quốc gia hùng mạnh với Hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới, tại Mỹ có rất nhiều trường từ các trường trung học, cao đẳng và đại học uy tín với đầy đủ các ngành học cho học sinh sinh viên quốc tế, bằng cấp được thế giới công nhận. Hơn thế nữa, tiếng Anh (tiếng Mỹ) được coi là ngôn ngữ trong giao dịch quốc tế hiện nay.

Mỹ là một trong những nước phát triển nhất thế giới về công nghiệp và công nghệ, nền kinh tế Mỹ hiện tại cũng xếp hàng đầu trên thế giới. Đa số các trường ở Mỹ đều rất chào đón và khuyến khích học sinh quốc tế đăng kí học. Mỹ là một quốc gia với nền văn hóa đa dạng nên du học sinh sẽ có thể nhanh chóng hòa mình vào môi trường sống và học tập tại đây.

1. Thủ đô: Washington, D.C.

Các thành phố chính: New York, Los Angeles, Chicago, Houston, Philadelphia, San Diego, Dallas, Detroit. Để biết thêm chi tiết về các thành phố và các bang của Mỹ có thể tham khảo tại: www.officialcitysites.org

Diện tích: 9.629.047 Km2

Dân số: 297,285,435 người

Đơn vị tiền tệ: Dollar Mỹ

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh

2. Thời tiết và khí hậu:

Là một đất nước rộng lớn trải dài trên nhiều vĩ độ, khí hậu ở Mỹ rất đa dạng. Nếu nói có một khí hậu chung cho Mỹ thì có thể nói Mỹ mang khí hậu ôn hòa. Florida và Hawaii mang khí hậu nhiệt đới, Alaska mang khí hậu lạnh lẽo miền Nam cực, miền tây nam khô cằn, vùng đồng bằng phía tây sông Mississippi lại mang khí hậu bán khô cằn.

Nhiệt độ ở Mỹ có thể lên tới cực điểm 57 độ C vào những tháng mùa hè ở thung lũng chết bang California hay âm 62 độ vào mùa đông Alaska. Các bang có khí hậu ôn hòa tập trung ở Tây Bắc Thái Bình Dương, còn các bang ở vùng duyên hải miền Đông, miền Trung Đông và miền Nam lại mang tính chất ẩm ướt. Tây Nam thường có những đợt khí nóng. Vào mùa xuân và mùa thu, khí hậu hiền hòa, ấm áp và có nắng, một số vùng ẩm ướt, đặc biệt là vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.

Để biết thêm chi tiết về thời tiết và khí hậu của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại:
www.cdc.noaa.gov/USclimate/tmp.state.19712000.climo

3. Phương tiện giao thông:

Xe buýt và tàu lửa là hai phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Mỹ, ngoài ra còn có những phương tiện khác như phà đi hàng tháng, xe búyt điện, xe điện ngầm, tàu điện ngầm và các phương tiện khác.

Để biết thêm chi tiết về phương tiện giao thông của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại: www.dot.gov

4. Văn hóa:

Văn hoá và phong tục Mỹ có nhiều nét khác biệt với Việt Nam, do đó cách nhanh nhất để hòa nhập và vượt qua cú shock văn hóa trong môi trường học tập mới chính là trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về văn hóa, xã hội và con người nước bạn.

Tự do cá nhân: Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết sinh viên Mỹ tự chọn lựa những lớp học riêng, những chuyên ngành riêng, tự hoạch định tương lai của mình thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác, dù đó là bố mẹ hay thầy cô.

Độc lập: Trẻ em ngay từ nhỏ đã được cha mẹ khuyến khích đưa ra ý kiến riêng và phải tự mình làm mọi thứ. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết thanh niên Mỹ không ở cùng với bố mẹ mà chuyển ra ngoài sống riêng. Chính môi trường giáo dục và đào tạo đó đã tạo cho người Mỹ tính độc lập cao trong đời sống và công việc, chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Thẳng thắn: Trong khi nói chuyện bạn hoàn toàn có thể không đồng tình với ý kiến của đối phương và đưa ra nhận xét đóng góp có tính chất xây dựng. Đây là điểm nhược điểm mà các sinh viên Việt Nam gặp phải khi học tập tại Mỹ. Với bản tính của người Á Đông, sinh viên Việt Nam ít tham gia phát biểu xây dựng bài hoặc thảo luận nhóm, ngại ngần không dám có ý kiến riêng. Chính điều đó sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài cũng như nhận được đánh giá tích cực từ thầy cô và bạn bè quốc tế.

Khoảng cách: Người Mỹ khi nói chuyện thường đứng cách xa nhau một khoảng nhất định. Việc bắt tay vào lần đầu gặp gỡ hay được giới thiệu với ai đó được xem là phép lịch sự. Vì vậy bạn nên giữ khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ và tránh những cử chỉ thân mật như quàng vai, nắm tay, ôm hôn… dù bạn có thân thiết với họ đến mấy.

Xưng hô: Ở Mỹ, tên thường được viết trước rồi mới đến tên đệm và họ. Trong những trường hợp thân mật, bạn có thể gọi bạn bè, người quen bằng tên riêng nhưng vẫn nên gọi thầy giáo, giáo sư bằng chức danh và họ.

Thăm viếng cá nhân: Việc thăm viếng nhau thường không được lên kế hoạch trước, vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn được mời đến nhà ăn cơm, xem phim mà chỉ được báo trước có một ngày. Nếu bạn cảm thấy không tiện, đừng ngại ngần từ chối và đề nghị một thời gian thích hợp hơn. Tuy vậy, một khi đã nhận lời mời thì nên đúng giờ, không nên đến sớm hoặc trễ hơn 10 phút, vì điều đó có thể gây phiền toái cho chủ nhà.

Tặng quà: Nếu bạn muốn tặng quà cho một người Mỹ trước khi trở về nước, hãy trao cho họ món quà mang đậm đà bản sắc dân tộc, một vật kỷ niệm gợi nhớ đến nước mình như một quyển sách viết về Việt Nam, một món đồ mỹ nghệ thủ công… thậm chí một con tem của Việt Nam.

Hút thuốc: Luật pháp Mỹ cấm hoàn toàn việc hút thuốc tại những nơi công cộng, trên máy máy, trên các phương tiện giao thông công cộng. Trường đại học cũng cấm hút thuốc ở nhiều nơi trong khuôn viên. Khi đến nhà một người Mỹ chơi, nếu muốn hút thuốc bạn nên hỏi ý kiến của chủ nhà.

Gặp gỡ công việc: Các cuộc hẹn vì mục đích công việc đòi hòi sự đúng giờ cao. Bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt nếu bạn đến muộn hơn so với giờ hẹn.

Để biết thêm chi tiết về văn hóa của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại: www.state.gov/history

Chi phí sinh hoạt: Nếu du học sinh ở Kí túc xá thì chi phí ăn + ở khoảng 800 USD/tháng. Nếu du học sinh ở Homestay thì chi phí ăn + ở khoảng 600 USD/tháng.

Hình thức ở: Để biết thêm chi tiết về chi phí sinh hoạt và hình thức ở của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại www.educationusa.state.gov/life/culture.htm

5. Hệ thống giáo dục:

Hoa Kỳ cung cấp cho sinh viên quốc tế một sự lựa chọn học tập đa dạng nhất. Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ yêu cầu học sinh phải hoàn tất 12 năm học tiểu học và trung học trước khi bước vào chương trình Đại học.

Giáo dục tiểu học (Primary school): Học sinh bắt đầu bậc giáo dục tiểu học lúc 6 tuổi. Bậc giáo dục tiểu học bao gồm 5 năm học: lớp 1 – lớp 5.

Giáo dục trung học (Secondary school): Sau khi hoàn tất lớp 5 của bậc tiểu học, học sinh sẽ bước vào trung học. Bậc trung học bao gồm 7 năm học từ lớp 6 – lớp 12. Từ lớp 9 – 12 được gọi là cấp 3 (High school). Hoàn tất 12 lớp của bậc trung học, học sinh sẽ nhận được chứng nhận gọi là Bằng Trung học (High school Diploma).

Giáo dục đại học: Học sinh hoàn tất bậc trung học sẽ tiếp tục học lên đại học. Đối với bậc đại học, học sinh có 2 sự chọn lựa:

+ Cao đẳng hệ 2 năm (Junior or Community college): Học sinh sẽ học 2 năm tại các trường Cao đẳng 2 năm và khi hoàn tất học sinh sẽ nhận được bằng Associate (Associate degree). Sau đó sẽ chuyển tiếp lên học 2 năm tại các trường Cao đẳng 4 năm / Đại học để lấy bằng Cử nhân.

+ Cao đẳng 4 năm / Đại học (Senior college or University): Học sinh sẽ nhận bằng Cử nhân (Bachlor degree)

Giáo dục sau đại học: Học sinh khi nhận được bằng Cử nhân có thể tiếp tục theo học 1 trong 2 lọai bằng Thạc sỹ (Master degree) hoặc bằng Tiến sỹ (Doctorate degree).

+ Bằng Thạc sỹ (Master’s degree – MA): Thông thường sẽ học trong 2 năm.

+ Bằng Tiến sỹ (Doctorate degree – PhD): Dành cho học sinh muốn nâng cao trình độ học vấn ở một số lĩnh vực đặc biệt. Chương trình kéo dài từ 2-6 năm. Tuy nhiên, có một số trường yêu cầu học sinh phải có bằng thạc sỹ mới theo học lấy bằng tiến sỹ.

6. Thông tin giải trí:

Du lịch: Bạn có thể tìm thấy các địa điểm hấp dẫn khách du lịch và các hoạt động giải trí của mỗi thành phố trong quyển hướng dẫn (city guidebook). Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy thông tin về các hoạt động âm nhạc, phim, mỹ thuật… diễn ra vào cuối tuần tại thành trên các tờ báo tuần.

Nhiều viện bảo tàng và các địa điểm du lịch có giảm giá vé vào cửa cho sinh viên. Vì vậy, khi đi chơi lúc nào bạn cũng nên mang theo thẻ sinh viên của trường (Student ID card).

Báo và tạp chí: Mỗi thành phố của Mỹ thường có một hoặc hai tờ báo địa phương ra hàng ngày. Các tờ báo này thường cung cấp những thông tin đáng tin cậy về những gì đang diễn ra trong vùng và nhiều phần quảng cáo về nhà cửa và các dịch vụ. Một số tờ báo cấp quốc gia là USA Today, the Wall Street Journal, the New York Times. Một số tạp chí cấp quốc gia ra hàng tuần có Time, Newsweek, và US News & World Report.

Vô tuyến (TV): Mỗi thành phố của Mỹ có khoảng 5-6 kênh truyền hình miễn phí, TV nào cũng có thể bắt sóng được. Truyền hình cáp (cable TV) hay truyền hình vệ tinh (satellite TV) có tới hàng trăm kênh khác nhau với hàng nghìn chương trình tin tức, dự báo thời tiết, phim, thể thao, khoa học, nội trợ… và tất cả những gì bạn có thể tưởng tượng ra. Tuy nhiên, truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh thường do một công ty truyền thông cung cấp (ví dụ AT&T) bạn phải trả tiền hàng tháng cho công ty để duy trì dịch vụ truyền hình tại nhà.

7. An ninh tại Mỹ:

Số điện thoại khẩn cấp: Số điện thoại khẩn cấp của trường (campus emergengy phone): mỗi trường đại học đều có một bộ phận an ninh để đảm bảo an toàn cho khuôn viên của trường và cho sinh viên sống trong trường. Do đó nếu gặp bất cứ một khó khăn nào khi sinh hoạt tại trường, hãy gọi điện đến số điện thoại này.

911: Là số điện thoại khẩn cấp miễn phí mà bạn có thể gọi ở bất cứ nơi đâu trong nước Mỹ,từ bất kì máy điện thoại nào (công cộng hay tư nhân); trong trường hợp bạn hay người khác gặp nguy hiểm (bị kẻ xấu tấn công), nguy kịch về sức khoẻ, hỏa hoạn… Tổng đài 911 sẽ tự động kết nối bạn với các dịch vụ khẩn như cấp cứu, chữa cháy, cảnh sát.

Bạn cũng có thể tìm thấy những số điện thoại khẩn cấp trong vùng ở trang đầu tiên của quyển danh bạ điện thoại. Hãy ghi lại những số điện thoại này phòng trường hợp cần dùng đến.

Các biện pháp an toàn: Nói chung, an ninh của các trường đại học ở Mỹ thường khá đảm bảo, ngay cả khi trường được đặt giữa thành phố lớn. Tuy nhiên, vẫn nên bảo vệ mình trước những nguy cơ có thể xảy ra với bạn:

Nhà cửa: Nếu sống ngoài trường, khi chuyển vào một căn hộ mới thuê nên đề nghị chủ nhà thay ổ khoá. Bạn luôn phải khoá cửa và đóng cửa sổ khi đi ra ngoài. Bạn cũng nên lắp thêm khoá cửa sổ khi căn hộ bạn thuê ở tầng một.

Đi bộ vào buổi tối: Đừng nên đi bộ một mình vào buổi tối, chọn các phố đông người có đèn sáng để đi và tránh các phố tối vắng người qua lại. Nếu bạn bị lạc, hãy dừng ở một trạm cảnh sát hay trạm xăng để hỏi đường. Không bao giờ nên đi nhờ xe, vì như thế sẽ rất nguy hiểm.

Sang đường: Đường xá, xe cộ và luật giao thông của Mỹ không như ở Việt Nam. Xe ở đây chủ yếu là ô tô, thường chạy với vận tốc lớn nên bạn không nên tuỳ ý sang đường mà nên quan sát cẩn thận và nhất là quan sát đèn xanh, đèn đỏ.

Túi xách, ví: ở nhiều nơi công cộng như sân bay, bến tàu điện, bến xe buýt… nạn trộm cắp, móc túi rất có thể xảy ra. Nên cảnh giác cao độ khi đi bộ trên các đoạn phố đông người. Để mắt đến túi hay ví của bạn. Không giữ quá nhiều tiền mặt trong ví. Nên phô tô tất cả những tài liệu quan trọng như hộ chiếu, giấy tờ tuỳ thân, chứng minh thư…để tiện cho việc làm lại khi bị mất.

Thiết bị điện: Nước Mỹ dùng hệ thống điện 110-120 vôn. Vì vậy, bạn cần xem xét kỹ trước khi quyết định mang bất cứ một thiết bị điện nào từ Việt Nam sang hay thiết bị điện từ Mỹ về vì Việt Nam dùng điện 220 vôn và tất cả các loại ổ cắm ở Mỹ đều là ổ cắm dẹt, có hai hoặc ba chạc chứ không phải ổ cắm tròn như ở Việt Nam. Nếu bạn có mang gì thì nhớ mua thiết bị chuyển đổi điện hay chuyển đổi ổ cắm.

8. Những ngày lễ của Mỹ:

Trong những ngày lễ, phần lớn các cơ quan, công sở, ngân hàng, bưu điện đều đóng cửa. Tên các ngày Lễ của Mỹ và ngày tháng cụ thể:

NewYear’s Day: January 1
MartinLuther King, Jr. Day: Third Monday in January
GroundHog Day: February 2
Valentine’s Day: February 14
President’s Day: Third Monday in February
St.Patrick’s Day: March 17
AprilFool’s Day: April 1
Patriots Day: Third Monday in April
Good Friday: Friday before Easter Sunday
Mother’s Day: Second Sunday in May
Memorial Day: Last Monday in May
Flag Day: June 14
Father’s Day: Third Sunday in June
Independence Day: July 4
Labor Day: First Monday in September
Columbus Day: Second Monday in October
Halloween: October 31

9. Các trang web tham khảo hữu ích:

– Đại sứ quán Hoa Kỳ: www.usembassy.state.gov

– Thông tin đi lại: www.travel.state.gov

– Thông tin về học bổng và trợ cấp tài chính: www.finaid.orgwww.iefc.orgwww.isoa.org

– Các thành phố và các bang của Hoa Kỳ có thể tham khảo tại: www.officialcitysites.org

» Tham khảo kinh nghiệm xin visa du học Mỹ thực tế từ du học sinh

hành trang du học mỹ 2015, công ty du học mỹ uy tín, du hoc my 2015

II. HÀNH TRANG DU HỌC MỸ:

1. Chuẩn bị trước khi khởi hành:

Về căn bản, để chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài, tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi học tập tại Mỹ, chúng ta nên:

– Tìm hịểu về nơi bạn sẽ đến như khí hậu, luật pháp, v.v…

– Tìm hiểu về cách thức và thủ tục mang ngoại tệ ra nước ngoài và cách thức gia đình có thể chuyển tiền qua Mỹ cho bạn.

– Học lái xe, nếu có điều kiện. Đây sẽ là một kỹ năng rất có ích cho bạn tại Mỹ.

– Kiểm tra sức khoẻ và chữa dứt bệnh (khám răng, khám mắt…).

– Mua các thiết cần thiết dự phòng (kim từ điển, máy sấy tóc, bàn ủi…).

– Mua sắm những vật dụng cá nhân cần thiết.

– Đăng ký thẻ tín dụng.

– Đặt chỗ và mua vé máy bay. Nên đặt vé ngay khi bạn biết ngày lên đường. Bạn nên đến trước ngày nhập học khoản một tùân để kịp tham dự buổi làm quen với môi trường mới và chuẩn bị một số việc.

– Thông báo lại cho trường biết ngày bạn đến, và nếu có, cho người ta đón tại sân bay.

2. Chuẩn bị hành lý:

a) Hành lý xách tay:

Du học sinh được phép mang theo khoảng 01 hành lý xách tay, không cồng kềnh, trọng lượng không quá 9 kg. Trong hành lý xách tay này đựng:

+ Tiền bạc, tư trang quý giá (tiền mặt khoảng 7.000 đô la Mỹ (chẳn/lẽ), tiền xu, séc du lịch, thẻ tín dụng: visa card/master card… (đối với học sinh từ 18 tuổi trở lên), visa debit (đối với học sinh dưới 18 tuổi)…

+ Giấy tờ tài liệu quan trọng (hộ chiếu, vé máy bay, thư nhập học, I-20, giấy tờ bảo hiểm, học bạ, bằng tốt nghiệp…)

+ Thuốc men (thuốc say tàu xe, dầu gió xanh, thuốc đau bụng, thuốc cảm, thuốc ho, kẹo ngậm, băng cá nhân, các loại thuốc và dụng cụ y tế đặc trị…)

+ Ảnh 3×4, 4×6, 5×5 (mỗi kiểu 5 tấm)

+ Đồ dùng cá nhân (bàn chải & ống kem đánh răng, quần áo nhẹ trong một ngày, khăn tay, túi nylon, và một chiếc áo ấm (để ngồi trên máy bay và khi đến Hoa Kỳ)

+ Sổ tay danh bạ điện thoại

b) Hành lý ký gửi:

Hãng hàng không cho phép du học sinh mang theo 2 kiện hành lý ký gửi (44 kg/ kiện x 2 kiện). Tổng cộng hai kiện không quá 22 kg. Kiện thứ ba trở đi (không tính trọng lượng) sẽ bị tính tiền 105 USD/ kiện. Tất cả hành lý đều phải khóa kỹ, ghi họ tên, số điện thoại, dán nhãn.

Tất cả các vật dụng bằng kim loại như: kéo, móc khóa, kềm bấm móng tay, hộp quẹt,… đều phải để trong hành lý ký gửi.

Trong hành lý ký gửi này đựng: Bản dịch, có sao y, thị thực của các giấy tờ học vấn (mỗi loại giấy tờ: 3 bản)

+ Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3: Học bạ, Bằng tốt nghiệp

+ Đối với sinh viên Cao đẳng, Đại học: Học bạ cấp 3, Bằng tốt nghiệp cấp 3,  Bảng điểm Đại học, Bằng Đại học / Cao đẳng (nếu học sinh đã tốt nghiệp)

Dụng cụ điện, điện tử: máy chụp ảnh, máy quay phim, phim ảnh, băng video, máy nghe nhạc, đĩa nhạc, điện thoại, đèn pin, máy tính, đồng hồ báo thức, bàn ủi, máy sấy, các loại pin, máy sạc pin, USB hoặc MP3 để lưu trữ dữ liệu, máy vi tính xách tay, kim tự điển, tự điển Anh Việt, tự điển Việt Anh, cục biến điện (adaptor), dao đa năng, các loại khóa. Lưu ý các thiết bị sử dụng điện 110V – 60Hz AC, loại 3 chấu (ổ cắm 2 kim dẹp song song).

+ Dụng cụ học tập: bút chì 2B, bút mực, thước, tập, vở, sách học tiếng Anh.

+ Trang phục: áo da, áo sơ mi, áo len, áo thun, áo nỉ cổ lọ, quần short, quần dài, quần tây, quần jean, bộ đồ nỉ ngủ, quần áo trong, găng tay, khăn choàng cổ, nón, vớ, giày da, giày san đan, giày thể thao, ba lô, xách tay, kẹp tóc.

+ Dụng cụ cá nhân: dầu gội, sữa tắm, kem dao cạo râu, kem đánh răng, bàn chải, nước súc miệng, lược, nhíp, kèm cắt móng tay, khăn mặt, khăn giấy, bông gòn, băng vệ sinh, nước hoa, mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng, kem chống nẻ, kem dưỡng môi.

+ Thức uống: trà, cafe gói, nestcafe, sữa…

+ Thức ăn: mì gói, chà bông, thịt hộp, cá hộp, cá khô…

3. Những vật dụng được phép và không được phép mang theo: 

Chú thích: Y là được phép còn N là không được phép các bạn nhé.

 Đồ dùng cá nhân  Xách tay  Ký gửi
 Dụng cụ cắt xì gà  Y  Y
 Dụng cụ mở nút chai  Y  Y
 Dụng cụ cắt da  Y  Y
 Dụng cụ sửa kính (bao gồm tua vít)  Y  Y
 Dụng cụ uốn lông mi  Y  Y
 Kim đan và kim móc  Y  Y
 Dao – trừ dao nhựa hoặc dao quết bơ  Y  Y
 Dụng cụ cắt móng tay  Y  Y
 Đồ dùng nhà tắm có bình xịt, số lượng ít (keo xịt tóc, chất khử mùi)  Y  Y
 Dao cạo râu an toàn (gồm lưỡi dao dùng 1 lần)  Y  Y
 Kéo – bằng nhựa hoặc kim loại có mũi không nhọn  Y  Y
 Kéo – bằng kim loại có mũi nhọn và lưỡi kéo dài hơn 10cm  N  Y
 Đồ chơi robot  Y  Y
 Đồ chơi vũ khí (nếu không giống mô hình thật)  Y  Y
 Nhíp  Y  Y
 Dù (được mang trong hành lý xách tay khi đã được kiểm tra để đảm bảo rằng vật dụng bị cấm không giấu diếm)  Y  Y
 Gậy chống (được phép mang trong hành ký xách tay khi đã được kiểm tra rằng vật dụng bị cấm không giấu diếm)  Y  Y

 

Dược phẩm và vật dụng cần thiết:

 Dụng cụ ghi chép dành cho người mù, đá phiến và bút trâm, dụng cụ khuyếch đại  Y  Y
 Thiết bị hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường (khi đã được kiểm tra để đảm bảo rằng vật dụng bị cấm không giấu diếm)  Y  Y
 Thuốc Nitroglycerine dạng viên hoặc xịt dùng trong y tế  Y  Y
 Kéo mổ – kéo có lưỡi ngắn hơn 10cm  Y  Y
 Dụng cụ lắp ráp bộ phận giả  Y  Y

 

Dụng cụ điện tử và chất dễ cháy: (Tất cả các bật lửa đều bị cấm trong hành lý xách tay, bật lửa không có nhiên liệu không được phép mang trong hành lý ký gửi)

 Máy quay video xách tay có kèm theo bộ phận ghi hình  Y  Y
 Máy chụp hình – thiết bị kiểm tra hành lý ký gửi có thể làm hỏng phim chưa rửa trong máy. Bạn nên để phim chưa rửa và máy chụp hình có gắn phim chưa rửa trong hanh lý xách tay hoặc lấy phim ra và đưa đến quay kiểm tra và yêu cầu được kiểm tra bằng tay  Y  Y
 Máy vi tính xách tay  Y  Y
 Vũ khí trong võ thuật  N  Y
 Gậy  N  Y
 Dụng cụ gây giật  N  Y
 Phi tiêu hình ngôi sao  N  Y
 Chất liệu gây nổ  N  N
 Van gây nổ  N  N
 Chất nổ dynamite  N  N
 Pháo hoa  N  N
 Pháo sáng (các loại)  N  N
 Lựu đạn cầm tay  N  N
 Chất nổ bằng nhựa  N  N
 Bình xịt (các loại trừ đồ dùng cá nhân hoặc đồ dùng trong nhà tắm)  N  N
 Nhiên liệu bao gồm nhiên liệu nấu ăn và nhiên liệu lỏng dễ cháy  N  N
 Xăng dầu  N  N
 Đuốc đốt bằng khí  N  N
 Nhiên liệu dùng cho hộp quẹt  N  N
 Bật lửa  N  N
 Diêm quẹt  N  N
 Dầu thông và chất pha loãng sơn  N  N

 

Hóa chất và các vật dụng nguy hiểm:

 Chất clo dùng cho hồ bơi và spa  N  N
 Bình xịt khí nén (bao gồm bình chữa lửa)  N  N
 Chất tẩy trắng dạng lỏng  N  N
 Bình ắc quy dễ đổ (ngoại trừ bình ắc quy gắn trên xe lăn)  N  N
 Sơn dạng phun  N  N
 Hơi cay  N  N

 

4. Những việc cần làm tại sân bay:

+ Các bạn nên đến trước 2,5 đến 3 tiếng để làm thủ tục xuất cảnh

+ Làm thủ tục check-in: Tìm quầy check-in của hãng hàng không

+ Đặt Passport và vé may bay lên quầy

+ Cân hành lý

+ Nhận lại Boarding pass (có ghi thông tin Flight No., Gate, Seat)

+ Lấy tờ khai hải quan và khai

a) Quá cảnh:

Các bạn không lấy hành lý khi đến sân bay quá cảnh ở 1 nước Châu Á như HongKong / Đài Loan / Hàn Quốc / Nhật…

Khi vừa đáp xuống sân bay quá cảnh, các bạn xem bảng thông tin các chuyến bay quốc tế và nhanh chóng đến trạm (Gate) mà mình sẽ đi tiếp.

Nhớ di chuyển nhanh và chú ý đến số trạm và giờ khởi hành của chuyến bay nối, tối thiểu phải có mặt tại trạm trước 30 phút để làm thủ tục cần thiết theo như hướng dẫn lên máy bay.

b) Nhập cảnh Hoa Kỳ:

Khi máy bay gần hạ cánh xuống sân bay đầu tiên tại Mỹ, tiếp viên hàng không sẽ phát một phiếu khai để nhập cảnh (I-94). Khi điền tờ khai này, chỉ cần điền những thông tin chính, không cần phải ghi chi tiết nhưng phải đầy đủ và chính xác. Nếu du học sinh không biết cách khai, thì xin đừng khai và đợi đến khi xuống sân bay, nhờ nhân viên sân bay hướng dẫn để khai đúng. Bởi vì, nếu khai không đúng, du học sinh sẽ phải khai lại. Khi đó, sẽ mất thời gian và làm phiền lòng bộ phận nhập cảnh.

Khi máy bay đáp xuống sân bay quốc tế, du học sinh xếp hàng vào quầy để làm thủ tục nhập cảnh. Tại nơi làm thủ tục nhập cảnh, chia thành 2 nhánh:

+ Nhánh 1: Quốc tịch Mỹ

+ Nhánh 2: Quốc tịch các nước khác

Du học sinh xếp hàng vào nhánh 2. Trong khi xếp hàng, sẽ có nhân viên sân bay đến hỏi: “Có ai là du học sinh quốc tế không?” Hãy trình visa và I-20 cho người này. Khi đó:

+ I-20 sẽ được xử lý và đóng dấu đỏ ký hiệu “F-1 D/S”. Có nghĩa là học sinh sẽ được ở lại Mỹ cho đến khi hoàn thành khóa học.

+ Du học sinh sẽ được nhận thẻ I-94 (được gọi là Arrival/Departure Record). Thẻ này sẽ được đóng dấu đỏ với ký hiệu “F-1 D/S) và được bấm vào visa.

Lấy hành lý và chuyển đến chặng nội địa, nơi mà du học sinh sẽ đến. Tiếp tục đến trạm nối, xếp hàng và kiểm tra lại hành lý một lần nữa. Trong sân bay, có nhiều trạm nhỏ chẳng hạn như: A1: California, N4: New York…

Khi xuống máy bay nội địa, sẽ có nhân viên của Trường đến đón học sinh (nếu nhờ sắp xếp đón sân bay) hoặc người thân sẽ đón ở sân bay (nếu có người thân ở Mỹ).

c) Nhận hành lý:

Đi đến khu vực Baggage Claim. Nhìn bảng điện tử để biết Belt nhận hành lý. Lưu ý: Để phân biệt và lấy hành lý dễ dàng, học sinh chuẩn bị 1 bảng ghi họ tên và địa chỉ nơi ở bên Mỹ (in bằng khổ A4) dán lên các va li.

5. Làm quen với cuộc sống mới:

Gọi điện thoại về nhà: Du học sinh muốn gọi điện thoại về Việt Nam trong thời gian đầu thường dùng thẻ điện thoại công cộng.

+ Cách gọi điện thoại từ Mỹ về Việt Nam: MÃ QUỐC GIA – MÃ VÙNG – SỐ ĐT CẦN GỌI. Ví dụ:

– Muốn gọi về VN – TPHCM số 54086303 thì cần quay: 0084 8 54086303

– Muốn gọi về số di động 0938894569 thì quay: 0084 938894569

+ Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Skype hay Google Hangout để gọi điện nói với gia đình, bạn bè trên mạng miễn phí.

Mở tài khoản: Thường thì các trường sẽ hướng dẫn cho du học sinh cách mở tài khoản vào những ngày đầu nhập học. Học sinh sẽ mang Passport, thư nhập học của trường đến ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản. Nếu không yên tâm các bạn có thể mở tài khoản ở Việt Nam trước khi sang nước ngoài. Tuy nhiên các bạn nên tham khảo phí rút tiền tại các ngân hàng đó.

Ngân hàng: Mỹ là quốc gia sử dụng rộng rãi hệ thống chuyển tiền điện tử, bạn có thể sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ Tín dụng để đóng học phí và thanh toán tại các cửa hàng.

Thẻ tín dụng: các loại thẻ thông dụng nhất là American Express, Master Card, Visa và các loại thẻ liên kết với những thẻ này. Mở một tài khoản ngân hàng ngay khi bạn tới Mỹ. Hộ chiếu của bạn sẽ là căn cước thích hợp trong sáu tuần đều tiên sau khi bạn tới Mỹ. Sau khoảng thời gian đó, bạn phải cần thêm mộ số giấy tờ khác.

Mua sắm: Hàng hiệu tại Mỹ tương đối rẻ hơn châu Âu và châu Úc. Tùy theo từng loại mặt hàng, học sinh hãy cân đối giá trị sản phẩm với giá trị thật. Các tốt nhất là nên chuyển đổi tương đương giá trị tiền Mỹ và tiền Việt Nam, nếu độ chênh lệch không cao lắm thì cứ mua sắm thoải mái và yên tâm vì mua được hàng tốt, đẹp và bền.

Bảo hiểm: Nhiều trường có chương trình bảo hiểm y tế cho sinh viên của họ. Việc tham gia vào các chương trình này thường là bắt buộc. Chi phí bảo hiểm y tế cho một gia đình xấp xỉ 3.500 đến 5.000 đôla Mỹ. Điều sống còn với bất kỳ sinh viên nào định du học sang du học ở Hoa Kỳ là phải có bảo hiểm y tế.

6. Địa chỉ hữu ích:

Địa chỉ lãnh sự quán Việt Nam ở Mỹ:

Địa chỉ: 1233, 20th Street, N.W. Suite 400 Washington DC, 20036.

Điện thoại : 861 0737; Fax: 861 0917 hoặc

Điện thoại: 861 0694; 861 2293; Fax : 861 1297

Code : 00-1-202

Website: www.vietnamembassy-usa.org

Email: Vietnamembassy@ms.com

DU HỌC MỸ CÙNG DU HỌC Á CHÂU – CÔNG TY DU HỌC UY TÍN TẠI VIỆT NAM

(Vui lòng ghi rõ nguồn https://duhocachau.com.vn/hanh-trang-du-hoc-my-day-du-nhat-cho-sinh-vien/ khi đăng tải nội dung trong bài viết này)

Du học Á Châu tự hào là công ty du học Mỹ uy tín tại TPHCM và Việt Nam với tỷ lệ đậu visa du học Mỹ rất cao, với kinh nghiệm hơn 8 năm xử lý hồ sơ du học tại Mỹ, chúng tôi biết cần phải làm gì để hồ sơ du học của bạn được tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể, ngay cả những trường hợp khó hoặc đã bị lãnh sự từ chối visa. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ Quý Phụ huynh và Học sinh tư vấn chứng minh tài chính miễn phí, giúp hoàn thiện hồ sơ xin visa du học Mỹ tốt nhất.
Cung cấp những thông tin cần thiết & hữu ích cho cộng đồng là trách nhiệm của du học Á Châu.

CTY TNHH ĐẦU TƯ GIÁO DỤC – DU HỌC – DU LỊCH Á CHÂU
– CÔNG TY DU HỌC MỸ UY TÍN TẠI TP.HCM & VIỆT NAM –

Địa chỉ: 330 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (08) 38. 127 196 (5 lines)
Fax: (08) 38. 123 705
Hotline 24/24: 0938 894569 (Ms Vân)
Email: AChauDuHoc@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/congtyduhocachau
Website: https://duhocachau.com.vn/

Tìm kiếm: HÀNH TRANG DU HỌC MỸ | tư vấn du học Canada | du học úc

Đối tác & Thương hiệu